Visa kỹ năng đặc định trong ngành xây dựng

08/08/2019

Visa kỹ năng đặc định, con đường tốt nhất để Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực. Ngành xây dựng đang là một ngành thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng nhất hiện nay. Để khắc phục tình trạng này, việc xét tư cách visa kỹ năng đặc định cũng sẽ có những ưu tiên hơn đối với ngành này. Vậy visa kỹ năng đặc định trong ngành xây dựng có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu về bài viết này. 

 

1. Những nhận xét về ngành xây dựng tại Nhật Bản 

 

Như đã nói ở trên, ngành xây dựng là ngành đang thiếu hụt nguồn nhân lực rất trầm trọng. Đây là một ngành nghề đòi hỏi về sức khỏe. Tuy nhiên đối với một đất nước bị già hóa dân số như Nhật Bản thì việc đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là rất khó. Hơn nữa, Nhật bản đang xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới khiến cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực càng trở nên trầm trọng hơn. 

 

Nhận xét về ngành xây dựng tại Nhật Bản

 

Để khắc phục tình trạng này Nhật Bản đã tạo điều kiện cho các bạn thực tập sinh ngành xây dựng có thể quay lại làm việc theo diện visa kỹ năng đặc định một cách dễ dàng. Hơn nữa, đây lại là ngành nghề mà các bạn có thể xin được visa vĩnh trú và được bảo lãnh người thân sang Nhật sinh sống. 

 

2. Những công việc trong ngành xây dựng có thể xin được Visa kỹ năng đặc định

 

Một số công việc trong lĩnh vực xây dựng sẽ không được phép chuyển đổi từ visa TTS sang Visa Kỹ năng đặc định. Dưới đây là những công việc mà bạn có thể xét tư cách visa kỹ năng đặc định ngành xây dựng.

 

 

Lĩnh vực xây dựng được xét visa kỹ năng đặc định.


● Lắp cốp pha panen: Công việc bao gồm sản xuất, gia công, lắp ráp hoặc tháo dỡ ván khuôn dẫn động bê tông

● Công việc đào đắp: Các công việc như đào, san lấp, đắp đất hoặc phá bê tông. 

● Hoàn thiện nội thất/ ngoại thất: Thi công hoàn thiện sàn nhựa, sàn thảm, thi công móng thép, thi công rèm…

● Trát vữa: các công việc sơn, trát theo các nền tảng khác nhau (vữa xi măng, thạch cao, v.v.)

● Lợp mái nhà: Làm việc trên mái nhà, lợp tôn, ngói,...

● Bơm bê tông: Bơm trộn và phân phối bê tông

● Viễn thông: Các công việc viễn thông như xây dựng, lắp đặt các thiết bị liên lạc và lắp đặt cáp truyền thông.

● Thi công đường hầm: Làm việc để xây dựng đường hầm bằng cách khoan hầm  

● Thi công cốt thép: Công việc gia công và lắp ráp cốt thép 

● Thi công bằng máy xây dựng: Vận hành và vận hành máy móc xây dựng bao gồm làm đất, tải, đào, đầm, v.v.

● Mối nối cốt thép: Công việc gia công và lắp ráp cốt thép

 

3. Điều kiện để xin được Visa kỹ năng đặc định ngành xây dựng 

 

Ngành xây dựng theo diện visa kỹ năng đặc định có thể sẽ được Nhật tiếp nhận lao động với số lượng lên đến 40 nghìn người. Để được xét tư cách visa kỹ năng đặc định cũng rất dễ dàng. 

Nếu bạn từng là thực tập sinh hợp đồng 3 năm đã về nước hoặc đang là thực tập sinh năm 3 khi tiếp tục muốn làm xây dựng tại Nhật thì bạn sẽ không cần phải thi kỳ thi năng lực và kỳ thi kỹ năng. Bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ và thủ tục cần thiết để chuyển sang visa kỹ năng đặc định. Nếu bạn là thực tập sinh ngành khác muốn làm về xây dựng theo diện visa kỹ năng đặc định bạn sẽ phải tham gia và thi đỗ kỳ thì kỹ năng. 

 Nếu bạn chưa từng đi Nhật, bạn cần phải đảm bảo 2 điều kiện đó là JLPT N4 và kỳ thi kỹ năng. Tất nhiên, bạn vẫn phải trên 18 tuổi. 

 

Trên đây là những thông tin về loại visa kỹ năng đặc định mới nhất về ngành xây dựng làm việc tại Nhật. Rất hi vọng đây là những thông tin hữu ích để các bạn có một định hướng mới cho tương lai của mình về ngành xây dựng. 


Tin hữu ích

Xem thêm