Nghệ thuật trà đạo của Nhật Bản

20/01/2020

Nhắc đến Nhật Bản ai cũng đều biết đến nghệ thuật trà đạo. Đây là nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật Bản.  Từ khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với đời sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản. Vậy để hiểu rõ hơn về nghệ thuật trà đạo thì hãy cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây nhé. 

 

1. Nguồn gốc của trà đạo Nhật Bản 

 

Chắc hẳn các bạn biết trà và phật giáo có liên quan rất mật thiết với nhau, nghệ thuật thưởng trà và thiền trà luôn luôn gắn liền với nhau. 

Nguồn gốc của trà đạo Nhật Bản

Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản xuất hiện từ thế kỉ XIV. Do nhà sư Murata Juko, ông đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa thưởng trà hòa cùng với tinh thần Zen (Thiền) trong Phật giáo. Từ đó văn hóa Trà đạo hình thành.

 

2. Dụng cụ được sử dụng trong trà đạo Nhật Bản 

  • Kama (nồi đun nước): quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.

  • Tetsubin (ấm đun nước): Đây là loại ấm nước bằng chất liệu gang thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.

  • Lò nhỏ: Một cái bếp lò nhỏ đủ để bắc chiếc ấm lên.

  • Chawan (bát trà): có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý vào quan trọng nhất của Trà đạo.

  • Tách trà nhỏ: Để thưởng thức loại trà lá.

  • Chakin (khăn lau): làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng.

  • Natsume (hộp đựng trà): làm từ gỗ sơn mài, tùy vào từng trà nhân mà họ sẽ lựa chọn chiếc hộp đựng trà mang những nét đặc trưng riêng của mình.

  • Chasaku (thìa xúc trà): làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán chasaku là khấc tre, và người cầm chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo Nhật Bản.


Dụng cụ được sử dụng trong trà đạo Nhật Bản 

  • Chasen (chổi quấy): được làm bằng tre rất tinh tế. Đây là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột.

  • Shaku (gáo múc nước): dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc cho thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi.

  • Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là vật dụng kê nắp kama khi mở.

  • Kensui: là đồ đựng nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm

  • Bánh: Trong những lễ hội và văn hóa trà đạo Nhật Bản thì bánh thường được sử dụng để thưởng thức cùng với trà. Những chiếc bánh có hình dáng nhỏ nhắn được tự tay trà chủ làm

  • Tokonoma, là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường.

 

3. Nghi lễ trà đạo của Nhật Bản 

Thưởng trà đối với người Nhật được coi như là một nghi lễ.

Thời gian tổ chức nghi lễ trà đạo cũng được chia ra: thưởng trà sáng (7h), sau ăn sáng (8h), giữa trưa (12h) và buổi tối (18h).

Đầu tiên, chủ nhân của nghi lễ trà đạo sẽ chọn những chén trà có những họa tiết tuyệt đẹp và sắp xếp các vật dụng cho tiệc trà.

Sau đó, chuẩn bị nơi rửa cho Trà lễ, rồi mở cửa vườn hoa để chào đón khách đến Trà đường

Nghi lễ trà đạo của Nhật Bản 


Khách đến tham dự nghi lễ trà đạo cũng phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu.

Số lượng khách lý tưởng nhất là 4 người, trước tiên những vị khách khi vào trà thất phải rửa sạch tay và súc miệng bằng nước được đặt trước cửa Trà thất, rồi tháo giầy dép trước khi vào phòng.

 

4. Quá trình pha trà và thưởng trà 

Chủ nhân bước vào với bát và các dụng cụ khác trong trà đạo.

Trước tiên dùng khăn lau sạch các vật dụng, dùng nước nóng tráng quan làm nóng bát và sau đó lau khô.

Tiếp theo lấy thìa xúc trà cho vào bát với một lượng thích hợp.

Dùng gáo múc một ít nước nóng rót vào bát, đủ để tạo thành một lớp bột mỏng khi trộn lẫn bằng Chasen (chổi quấy).

Quá trình pha trà và thưởng trà

Rót thêm nước vào để trà có độ sánh.

Sau khi trà được pha xong, Trà chủ sẽ xoay chén trà mời khách.

Khách nhận chén trà bằng hai tay và vái chào để tỏ lòng tôn kính.

Người uống trà đặt chén lên lòng bàn tay trái, dùng tay phải khẽ xoay chén trà 2 lần sao cho thấy được hoa văn đẹp nhất của tách trà.

Tiếp đến, họ uống 3 ngụm trà thật từ tốn. Khi uống phải chép miệng kèm theo tiếng “khà” để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân.

Sau bữa tiệc chính, chủ nhân tiếp tục phục vụ usucha (trà nhạt), giúp loại bỏ dư vị và chuẩn bị cho khách về tâm lý trở về thế giới trần tục.

 

Nghệ thuật trà đạo của người Nhật rất thú vị phải không nào. Nếu có cơ hội các bạn hãy thử 1 lần 


Tin hữu ích

Xem thêm