Thực tập sinh Nhật Bản và những lo lắng

13/03/2020

Nhật bản luôn là đất nước rất tuyệt vời, tuy nhiên các bạn thực tập sinh khi đặt chân sang một đất nước mới chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những lo lắng. 

Xứ sở hoa anh đào luôn là đất nước thu hút rất nhiều lao động từ các nước, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi đặt chân sang Nhật Bản, chắc hẳn các bạn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, những lo lắng. Vậy những lo lắng đó là gì và cách khắc phục ra sao, hãy cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây.

1. Vốn tiếng Nhật nghèo nàn, không tự tin giao tiếp  

Khi sống và làm việc ở một đất nước khác, ngôn ngữ là công cụ vô cùng quan trọng. Ngôn ngữ giúp các bạn có thể giao tiếp với những người xung quanh, có thể tạo được mối quan hệ, dễ dàng hiểu rõ công việc hơn,...

Vốn tiếng Nhật nghèo nàn, không tự tin giao tiếp  

Thực trạng hiện nay, nhiều bạn thực tập sinh Nhật Bản rất hạn chế về tiếng Nhật và giao tiếp cũng rất thiếu tự tin. Rào cản về ngôn ngữ gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày cũng như các mối quan hệ với đồng nghiệp, với xã hội. 

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trau dồi tiếng bằng nhiều cách như: Ghi chép lại các vấn đề chưa hiểu và tra cứu thêm khi về nhà; bạn nên dành thời gian học tiếng Nhật mỗi ngày; nghe thật nhiều để quen với ngữ điệu, cách dùng từ, cách nói chuyện của mọi người; chủ động nói chuyện với đồng nghiệp để có thể giao tiếp được nhiều hơn; nên tham gia các hoạt động tình nguyện;...

2. Chưa thích nghi văn hóa Nhật 

Nói đến Nhật Bản, ai cũng hiểu được Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa nề nếp, tỉ mỉ trong công việc, kỷ luật rất cao, làm việc rất áp lực,...Chính vì sự khác nhau về văn hóa nên khi các bạn sang Nhật sinh sống, học tập hay làm việc luôn gặp những áp lực rất lớn, căng thẳng và muốn từ bỏ. 

Chưa thích nghi văn hóa Nhật 


Để khắc phục tình trạng sốc văn hóa này bạn cần phải chuẩn bị những kiến thức và tâm lý: bạn nên nghiên cứu kỹ về những đặc trưng về địa lý, văn hóa, ẩm thực; nghiên cứu về tiếng địa phương mà bạn sắp đến; luôn giữ liên lạc với người thân, bạn bè để tránh bị căng thẳng; nên tích cực tham gia các hoạt động, đi khám phá nhiều nơi. 

3. Áp lực công việc đè nặng

Nhật Bản luôn quan tâm tới chất lượng công việc. Nhân viên phải làm việc với năng suất đảm bảo để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cả công ty. Khi làm việc ở các công ty tại Nhật phải luôn tập trung, dành toàn bộ công sức và tâm huyết vào công việc. Vì thế nếu bạn chưa quen với công việc bạn sẽ thấy rất áp lực và khối lượng công việc rất nhiều. 

Áp lực công việc đè nặng

Khi xác định sang Nhật làm việc, bạn cần biết rằng công việc ở đây sẽ rất vất vả, số tiền lương bạn nhận được sẽ phù hợp với công sức bạn bỏ ra. Để không bị quá áp lực bạn cần biết: Xác định rõ mục tiêu sang Nhật để làm việc, học tiếng hay để trải nghiệm,...; tập làm việc một cách tập trung; biết phân chia thời gian làm việc, thư giãn hợp lý;...

4. Không hợp đồ ăn Nhật 

Khá nhiều bạn khi sang Nhật không thể ăn được thức ăn của Nhật, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp khẩu vị với mình khá là khó. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ đóng hộp, mì gói,...vì nếu bạn dùng quá lâu dài những thực phẩm này sẽ dẫn đến việc suy giảm về thể chất và tinh thần dẫn đến suy giảm sức khỏe. 

Không hợp đồ ăn Nhật 

Lời khuyên dành cho bạn là hãy tập cách nấu ăn trước khi sang Nhật, vừa tiết kiệm chi phí vừa phù hợp với khẩu vị của mình. Bạn cũng có thể mua đồ ăn, thức ăn ở các cửa hàng thực phẩm Việt Nam hoặc mang những loại thức ăn khô được phép nhập cảnh vào Nhật Bản.

5. Hình ảnh người Việt Nam xấu dần trong mắt người nhật

Có rất nhiều người Việt đến và có những trò xấu như trộm cắp, đánh nhau, bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp,... Vì vậy, khi làm việc tại Nhật có lẽ người Việt dễ bị phân biệt đối xử. Hình ảnh người Việt rõ ràng đang dần xấu đi trong mắt người Nhật cũng như bạn bè quốc tế. 

Để không bị phân biệt đối xử hãy cố gắng làm thật tốt công việc của mình; nỗ lực trau dồi kiến thức, chủ động giao tiếp, không nghe người xấu rủ rê nhé. 

 

Trên đây là một số những lưu ý về những lo lắng mà các bạn gặp phải và những biện pháp khắc phục chúng. Hy vọng sẽ giúp các bạn giảm bớt những nỗi lo lắng và nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới. 

 




Tin hữu ích

Xem thêm